Bài viết dưới đây tổng hợp những mẹo nhỏ giúp bạn chọn mua dien thoai cũ thật tốt nhá!
Trước khi rinh về chú dế nào, bạn nhớ tìm hiểu thật chi tiết về dòng máy yêu thích. Những thông tin xuất xứ, phần cứng, phần mềm... sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn đi mua máy. Ngoài ra, teen cần biết thêm về hệ điều hành, các lỗi thường gặp để có sự lựa chọn tốt nhất.
2. Tìm hiểu nguồn hàng
Đây là câu chuyện rất “đau đầu” trong quá trình tìm kiếm sản phẩm ưng ý. Trên thực tế, người dùng thường tìm mua điện thoại cũ qua 2 con đường: tại những cửa hàng bán đồ second-hand hoặc đảo qua thông tin rao vặt trên forum, website, mạng xã hội...
Thông thường, mua điện thoại theo con đường thứ 2 sẽ có giá rẻ và dễ mặc cả. Nhưng hầu hết mobile lại không được bảo hành và chẳng ai dám chắc chắn máy chưa bị “luộc” (đã bị sửa đổi lại nhiều lần).
Ngược lại, mua tại cửa hàng ban dien thoai uy tín dù mức giá cao hơn nhưng bạn sẽ nhận được bảo hành từ 3 tháng trở lên, tình trạng máy cũng khá yên tâm.
Chắc chắn rồi, bạn nên tìm đến cửa hàng bán điện thoại lớn và đáng tin cậy, thay vì mua bán ngoài luồng. Đừng quá ham rẻ nếu không muốn dính "quả lừa" nhé! Bạn có thể tìm kiếm thông tin từ những diễn đàn 2-Tek hoặc bạn bè giàu kinh nghiệm.
Teen cũng nhớ nghiên cứu về nhiều nguồn hàng cùng lúc, tuy mất công nhưng so sánh rất hiệu quả í!
3. Kiểm tra phần cứng của máy
Bắt đầu kiểm tra từ vỏ máy. Về cơ bản, điện thoại cũ thường chịu vài vết xước không đáng kể. Nhưng bạn hãy cẩn thận bóp nhẹ tại các mép và góc máy xem chúng nằm khít vào nhau chưa, có dấu hiệu từng cạy mở không?
Màn hình luôn rất quan trọng, bạn phải hết sức tập trung khi đánh giá. Nghiêng 4 chiều kiểm tra độ ăn khớp giữa tấm LCD và lớp bảo vệ phía trên. Nếu thấy hơi xộc xệch dù chút xíu thôi, chắc chắn em ấy từng bị bung rồi.
Sau đó, bạn vào phần cài đặt độ sáng tối. Một sản phẩm còn tốt sẽ không gặp tình trạng tối đen khi giảm mức sáng hết cỡ hoặc sáng trắng khi tăng sáng tối đa. Teen cũng nhớ xem màn hình có dính điểm chết (dead-pixel) khi mở một file ảnh trắng hoàn toàn.
Tiếp theo, bạn kiểm tra IMEI của máy (hầu hết thương hiệu đều sử dụng mã *#06#). Xong xuôi, Bạn nhớ hãy ghi lại chính xác dãy số IMEI này nha!
Lấy pin ra khỏi mobile. Chúng ta ngó nghiêng tem Void còn nguyên vẹn không, tình trạng ốc vít trầy xước thế nào, miếng tem bạc dán trong máy có dấu hiệu bị “lột” chưa... Và bạn nhớ check xem IMEI phía trên có giống dãy số in trên trên miếng tem không?
Đối với pin Nokia, bạn nhận biết hàng xịn bằng cách nhìn vào biểu tượng trên tem 3 chiều. Đối với những thiết bị khác, bạn có thể nhìn vào điểm tiếp xúc đồng.
Đặt viên pin lên mặt phẳng xem có bị phồng hoặc cong gì không. Hầu hết nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tuổi thọ pin quá lâu hoặc đã tiếp xúc với nước.
Bạn nhớ kiểm tra những phụ kiện khác như xạc, cáp, tai nghe, thẻ nhớ... xem có bị đứt hoặc hư hại. Nếu đối phương bán kèm theo hộp máy, cũng cần xem lại IMEI được ghi trên hộp trùng khớp với máy không nữa!
>> Cẩn thận khi chọn mua điện thoại Iphone
Đối với dòng điện thoại bàn phím thực (đặc biệt là BlackBerry), teen hãy kiểm tra kỹ càng từng nút bấm một. Nhấn thử nhiều lần xem nút bị kẹt không, gửi một tin nhắn xem mức độ nhạy của phím bấm đến đâu...
Với chú dế được trang bị màn hình cảm ứng (điện trở hay điện dung), bạn cũng thực hiện tương tự bằng cách soạn tin nhắn gồm đầy đủ ký tự. Khắt khe hơn, bạn có thể mở ứng dụng như Multi-touch Test, trò chơi Fruit Ninja... nhằm "ngâm cứu" độ nhạy của màn hình cảm ứng đa điểm.
Thực hiện vài cuộc gọi giúp kiểm tra tình trạng bắt sóng, chất lượng "tám chuyện". Ngoài ra, trong lúc thực hiện cuộc gọi, bạn thử điều chỉnh mức âm lượng từ bé đến lớn, xem loa trong có bị rè hay mất tiếng gì không.
Teen cũng nhớ test kỹ càng những tính năng như Wi-Fi, 3G, Bluetooth, GPS, camera... Thử vào mạng bằng Wi-Fi hoặc 3G xem tình trạng kết nối thế nào, gửi file bằng Bluetooth nhằm chắc chắn khả năng hoạt động tốt, ảnh chụp có bị sai màu, đèn flash LED còn ngon chứ...
Đồng thời, bạn đừng quên kiểm tra kết nối với máy tính thông qua cáp USB và tốc độ của thẻ nhớ (nếu có) khi chuyển đổi vài file dữ liệu.
Teen hãy cắm và tháo tai nghe vài lần xem máy có nhận không. Khi bật loa ngoài hoặc cắm tai nghe, điều chỉnh âm lượng hết cỡ và nghe thử, tùy chỉnh thông số trong trình nghe nhạc...
Cuối cùng, chúng tớ chúc bạn luôn chọn mua được 1 chiếc điện thoại cũ thật tốt cho riêng mình nhá!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét