Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Xử phạt khi không đội nón bảo hiểm cho trẻ


Bắt đầu từ ngày 11/9, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các đơn vị cảnh sát giao thông TP HCM sẽ bắt đầu các hoạt động bắt buộc đội nón bảo hiểm tăng cường tại 5 quận của thành phố, đối tượng là trẻ em trong độ tuổi đi học được đèo bằng xe máy.

Ngoài các hoạt động thực thi, các cảnh sát giao thông cũng sẽ phân phát tờ rơi về nón bảo hiểm và các tiêu chuẩn an toàn xe gắn máy cũng như các phiếu tặng non bao hiem miễn phí.
 
"Pháp luật quy định rằng trẻ em từ 6 tuổi trở lên phải đội nón bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. Cha mẹ hoặc người lớn chở một đứa trẻ không đội nón bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng", ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng UBATGTQG cho biết. Tăng cường thực thi pháp luật là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để tăng số người đội nón bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Để đạt được tác động tối đa, chương trình sẽ thực hiện việc bắt buộc đội nón bảo hiểm tại các khu vực gần trường học đặc biệt là trong thời gian phụ huynh đưa đón con cái của họ.


Tiến sĩ Takeshi Kasai, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết: "Thông qua chương trình này, chúng tôi hy vọng sẽ tăng con số này lên ít nhất 60% trẻ em vào cuối tháng 12/2012, và cùng lúc đó quan sát số lượng trẻ em tử vong hoặc chịu thương tích nghiêm trọng giảm xuống do can thiệp này.

Các hoạt động thực thi trong vòng 4 tháng tới cũng sẽ được hỗ trợ, bổ sung bởi các thông tin công cộng và các chiến dịch tiếp thị xã hội bao gồm các tài liệu truyền hình, biển quảng cáo và tờ rơi. "Cha mẹ thường không nhận thức được rằng nón bảo hiểm có thể làm giảm đáng kể khả năng bị thương tích hoặc tử vong của con cái họ nếu tai nạn xảy ra" - bà Mirjam Sidik, Giám đốc Điều hành Quỹ AIP cho biết - "Chúng tôi muốn tạo ra các thông điệp khiến các bậc cha mẹ phải suy nghĩ về thực tế đầy bi kịch nếu họ vẫn không đội non bao hiem cho con cái mình.”

Sau khi thí điểm thành công chương trình này tại TP.HCM, các đối tác dự kiến ​​mở rộng quy mô tại Hà Nội và Đà Nẵng trong vòng 6 tháng tới.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Bảo quản áo mưa sau khi dùng


Áo mưa sau khi đi mưa về cần phải vẩy sạch nước mưa, treo lên thật khô mới gấp cất đi. Khi cất không được dùng vật nặng đè lên trên, nếu không áo mưa sẽ hằn những nếp gấp không sao làm phẳng được, áo sẽ bị giòn và dễ rách hơn.
Nếu trên áo mưa đã xuất hiện những nếp nhăn nhẹ, bạn có thể đem nó treo lên mắc áo, để nếp tự phẳng trở lại như cũ. Nếu như nếp nhăn nhúm, gẫy gấp nghiêm trọng, bạn hãy cho áo mưa vào ngâm khoảng một phút trong nước nóng 70- 80 độ C.

Sau đó, nhấc ra để róc nước và khô hẳn, vết nhăn sẽ hết. Chú ý khi đã ngâm vào nước nóng thì dùng tay để co kéo ao mua, tránh áo bị biến dạng.

Nếu áo mưa bị dây dính bẩn, bạn hãy trải nó lên bàn giặt, dùng bàn chải mềm tẩm dung dịch xà phòng lau cọ, rồi đem tráng trong nước lạnh, đem phơi khô chỗ râm mát.

Nếu là áo mưa kiểu quần áo thì bạn không lên dùng bàn chải để rửa ao mua. Mà bạn dùng dẻ nhúng nước xa phòng để lau thì áo mưa của bạn sẽ bền không bận sờn.

Cần chú ý một số ký hiệu nhà sản xuất.

- Hình chậu nước có ghi 40oC là không được giặt máy.

- Có hình dấu chéo trên bàn ủi là không dùng bàn ủi.

- Hình dấu chéo trên áo mưa vặn xéo là không vắt hay xiết lại, hình chậu nước có bàn tay là giặt bằng tay, hình áo mưa móc vào mắc áo là phơi nơi thoáng mát ...

Tin liên quan
>> Bảo quản áo mưa không mùi hôi
>> Xử lý vết mốc trên áo mưa