Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

V/v quy định đội nón bảo hiểm cho trẻ


Nhiều phụ huynh vẫn lo lắng vô căn cứ rằng đội nón bảo hiểm làm tổn thương đốt sống cổ của trẻ.

"Chấn thương sọ não và tử vong do TNGT rất phổ biến ở trẻ em"
Đã gần 5 năm kể từ ngày 15/12/2007, khi Nghị quyết 32/CP của Chính phủ bắt buộc đội non bao hiem khi đi xe máy được thi hành tại Việt Nam. Việc đội nón khi đi xe máy đã trở thành việc quen thuộc đối với người dân nhưng thực tế vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Một trong những vấn đề có nhiều ý kiến trái ngược là việc có nên đội nón bảo hiểm cho trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ lứa tuổi mầm mon và tiểu học. Câu chuyện này một lần nữa lại thu hút sự chú ý khi mới đây, TP HCM chính thức bắt buộc trẻ em từ 6 tuổi ngồi trên xe máy phải đội nón bảo hiểm tại 5 quận nội thành --> Xử phạm trẻ trên 6 tuổi không đội nón bảo hiểm.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Phó Hiệu trưởng Đại Học Y Dược TP HCM), người từng có nhiều năm nghiên cứu về an toàn giao thông, cho  biết: "Chấn thương sọ não do giao thông và tử vong do tai nạn giao thông rất phổ biến ở trẻ em. Trẻ em chiếm 1/3 trong các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông. Hàng năm có khoảng 4.000 trẻ em bị chết vì tai nạn giao thông và như vậy trung bình mỗi ngày có khoảng 12 trẻ em chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông chiếm 1/2 các nguyên nhân khiến trẻ bị chấn thương sọ não phải vào bệnh viện. Đa số các trường hợp chấn thương sọ não ở trẻ em phải vào bệnh viện đều xảy ra ở trẻ không đội nón bảo hiểm".

Theo ông Dũng, những con số thống kê nêu trên đã chỉ ra một thực trạng đáng báo động rằng trẻ em chưa được bảo vệ thực sự khi tham gia giao thông, và lỗi phần lớn là ở nhận thức của các bậc cha mẹ. Một khi tham gia giao thông, tất cả mọi người đều phải được bình đẳng như nhau, đội nón bảo hiểm giúp hạn chế được tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não, khi xảy ra tai nạn. Thực tế hiện nay, người lớn lại tỏ ra thờ ơ trước việc đội nón bảo hiểm cho con em mình mặc dù đó là hành động bảo vệ con thiết thực nhất trước sự nguy hiểm của giao thông ở Việt Nam.

"Đội NBH không làm tổn thương đốt sống cổ của trẻ"
Khi được hỏi, đa số các ông bố, bà mẹ "rất ít khi" hoặc "chẳng bao giờ" đội nón bảo hiểm cho con đều biện cớ: trẻ còn nhỏ, đội nón bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng tới cột sống cổ.

Bác bỏ nỗi lo lắng trên, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết: “Trước đây, một số người muốn chống lại việc đội nón bảo hiểm bởi họ dựa vào một số quan sát tổn thương cổ ở người bị tai nạn giao thông có đội nón bảo hiểm và họ đưa ra giả thiết: khi bị tai nạn, nếu đội nón bảo hiểm đầu sẽ nặng hơn và có thể tạo lực xoắn làm tổn thương cột sống cổ.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, ở một số hướng va chạm có thể làm giảm nguy cơ tổn thương cột sống cổ và ở một số hướng va chạm khác có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống cổ và tính chung thì việc đội nón bảo hiểm làm giảm nguy cơ tổn thương cột sống cổ 20% bên cạnh việc giảm nguy cơ chấn thương sọ não (nghiên cứu số liệu từ năm 2002 đến 2006 báo cáo năm 2011 ở tạp chí American College of Surgeons)".

Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy việc đội nón bảo hiểm có tác dụng bảo vệ, đặc biệt là khi đi xe gắn máy: Đội nón bảo hiểm giảm được 31% các trường hợp chấn thương sọ não và giảm 58% các trường hợp tử vong do chấn thương sọ não khi có tai nạn giao thông.

Không chỉ áp dụng đối với xe máy, nhiều nước tân tiến trên thế giới đã chứng minh được rằng việc trẻ em đội nón bảo hiểm khi đi xe đạp --> bảo vể trẻ bằng cách đội mũ bảo hiểm cũng không kém phần quan trọng. Một nghiên cứu ở tiểu bang Tây Virginia của Mỹ báo cáo năm 2012 cho thấy, khi có tai nạn giao thông ở nhóm có đội nón bảo hiểm có 0% bị xuất huyết nội sọ, 3,2% bị nứt sọ trong khi ở nhóm không đội nón bảo hiểm có 17,4% bị xuất huyết nội sọ và 17,4% bị nứt sọ.

"Như vậy có thể kết luận rằng đội nón bảo hiểm cho trẻ em có lợi nhiều hơn có hại. Và dĩ nhiên không nên cho trẻ đeo nón bảo hiểm quá nặng mà nên đeo những chiếc nón thiết kế vừa vặn, phù hợp với trẻ em", GS Đỗ Văn Dũng chốt vấn đề.
Cha mẹ hiểu biết, con được nhờ
Trở lại thời điểm VN bắt đầu áp dụng luật đội nón bảo hiểm trên toàn quốc cuối năm 2007, thời gian đầy rất nhiều người vẫn không tuân thủ và tìm mọi cách lách luật. Nhưng khi có chế tài xử phạt, toàn dân mới “răm rắp” chấp hành. Tuy nhiên thói quen ấy lại không được người lớn áp dụng cho chính con em mình, phải đợi tới tận ngày 12/9 vừa qua, khi CSGT TP HCM áp dụng tại 5 quận, xử phạt các trường hợp người đi xe máy chở trẻ em (từ 6 tuổi trở lên) mà không đội non bao hiem cho trẻ, người dân ở các địa bàn đó mới rục rịch làm theo.

Trong khi những người tâm huyết như GS Dũng luôn mong quy định này nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc thì không ít ông bố bà mẹ ở các địa bàn, tỉnh thành khác vẫn hờ hững, thờ ơ với việc bảo vệ con em mình. Hầu hết các vị phụ huynh đều có chung tâm lý: "Chưa bắt, chưa làm" và hàng ngày vẫn hồn nhiên chở con đi khắp mọi nơi với cái đầu trần không được bảo vệ.

Trên thực tế, tai nạn giao thông ở Việt Nam từng bị coi là thảm họa, là quốc nạn cần giảm thiểu. Đi ra đường bây giờ chỉ cần sơ sảy một chút cũng dễ xảy ra tai nạn, vậy tại sao người lớn được bảo vệ bởi nón bảo hiểm còn trẻ em lại không, mặc dù ai cũng nói rằng phải dành cho con trẻ những điều tốt nhất. Đã tới lúc các vị phụ huynh nên tự tạo thói quen đội mũ cho con, bảo vệ con xuất phát từ chính tình cảm của mình chứ không phải do chế tài xử phạt nên mới thực hiện một cách khiên cưỡng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét