Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Một vài lưu ý khi mua nón bảo hiểm

Nón bảo hiểm có tác dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não, khi xảy ra tai nạn. Do vậy, khi chọn mua non bao hiem nên mua các loại nón đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (thường có dán tem trên mũ). Chỉ có nón bảo hiểm đảm bảo chất lượng mới có tác dụng bảo vệ cho người đi xe máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro.

Nón bảo hiểm tốt có khả năng chịu nhiệt với bất kì thời tiết nào, không bị dị ứng cho da, tóc và không ảnh hưởng đến sức khoẻ người đội. Nên chọn nón bảo hiểm vừa đầu và có bề mặt ngoài bóng, nhẵn; không sử dụng bu-lông, ốc-vít bằng kim loại. Các ốc của nón bảo hiểm phải không lồi quá 3mm. Vỏ cứng của  nón bảo hiểm  phải che được các bộ phận cần bảo vệ của đầu và đảm bảo tầm nhìn tốt và khả năng nghe của người đội. Lớp xốp bên trong phải dày, dùng tay ấn mạnh vào lớp xốp thấy mịn, không lồi lõm.
Để biết nón bảo hiểm có vừa với đầu mình hay không, ngoài việc xem số đo của mũ, ta có thể đội mũ lên đầu rồi dùng tay đẩy mũ ra trước, sau và hai bên. Nếu thấy mũ xê dịch khoảng 5-10cm thì nên chọn loại nhỏ hơn.

Dây cài nón bảo hiểm phải mịn, khi kéo căng dây, thấy chắc chắn. Quai đeo phải có khoá và đảm bảo đủ bền, độ co dãn không quá nhiều. Kính phải trong, phản chiếu hình ảnh trung thực.

Một vài lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm
Không để nón bị va đập mạnh với vật cứng hoặc làm rơi mũ xuống nền cứng. Phải sử dụng loại nón có kích cỡ phù hợp với cỡ đầu của người sử dụng, như vậy mũ mới bảo vệ được cho người đội.

Theo đặc điểm thể hình của người Việt Nam, nón thường có các kích cỡ: S (50-53cm); M (54-56cm); L (57-60cm); XL (58-62)... những chỉ số này thường được đính kèm bên trong nón. Cần hiểu rằng, mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, làm hạn chế bớt mức độ chấn thương cho đầu khi xảy ra tai nạn. Vì vậy, điều cốt lõi nhất để bảo vệ tính mạng cho người đội thì ngay cả khi đội nón người tham gia giao thông vẫn phải thực hiện đúng các quy tắc khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Để đội nón đúng cách, trước tiên, người đội cần phải mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới nón song song với chân mày. Tiếp đến, hãy chỉnh khoá bên cạnh sao cho 2 khoá dây của nón nằm sát phía dưới tai. Sau cùng, người đội phải chỉnh và cài khoá cằm sao cho dây mũ nằm khít dưới cằm, không lỏng lẻo để đảm bảo độ an toàn cao nhất.

Cách phân biệt mũ thật, mũ giả
Nón bảo hiểm thật gồm hai loại nón trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với nón bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), nón ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên nón: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ nón, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng... và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng và nhà sản xuất, từ nay đến cuối năm, cơ quan chức năng sẽ áp dụng một loại tem chuẩn trên các sản phẩm MBH đã qua kiểm định nhằm kiểm soát chất lượng MBH trên thị trường hiện nay giúp người người tiêu dùng lựa chọn được các loại nón bảo hiểm có chất lượng, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, để chờ đến cuối năm thì hiện nay người tiêu dùng vẫn chưa biết chọn MBH nào có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Vì vậy, người tiêu dùng nên đến các cửa hàng, đại lý có uy tín, chỗ người thân quen để tránh mua nhầm phải MBH giả, kém chất lượng dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Nón bảo hiểm được bảo hiểm như thế nào?
Ông Dương Kì Lam, Trưởng phòng Phục vụ khách hàng số 2, Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) cho biết: Khi tham gia bảo hiểm loại hình này, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất bất ngờ về người và tài sản gây nên bởi nón bảo hiểm trong suốt thời gian bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra còn chịu tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng có liên quan. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với các khoản bồi thường trả cho một hay nhiều nguyên đơn về sự cố sẽ không vượt quá hạn mức bồi thường được doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất lựa chọn.

Những trường hợp được nhận bồi thường bảo hiểm: Sơn gây nhiễm độc cho người sử dụng; sức chịu và đập của nón kém hơn tiêu chuẩn an toàn quy định khiến người sử dụng chịu hậu quả nặng nề hơn khi bị tai nạn; quai đeo mũ sắc cạnh gây chấn thương cổ khi đội.

Cục Tiêu chuẩn Chất lượng khuyên rằng, tốt nhất người tham gia gia thông nên chọn mua cho mình loại nón bảo hiểm "thật" để đảm bảo cho chính mình khi đội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét