Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Bí quyết chọn mua điện thoại Hàn

Thực vậy, sử dụng smartphone đến từ Hàn Quốc đã và đang trở thành “trào lưu” trên thị trường Việt Nam. Đầy rẫy bây giờ ở ngoài đường phố lẫn trên các diễn đàn công nghệ, không khó để chúng ta bắt gặp những cửa hàng hay topic chuyên ban dien thoai Hàn với các mức giá hấp dẫn.

Tuy nhiên đáng nói ở chỗ không phải nơi nào người dùng cũng nhận được sản phẩm y hệt như những gì đã được quảng cáo. Ranh giới giữa hàng mới và “like new” rất mong manh, đủ khiến những gian thương có thể “một tay che trời” đối với những người dùng phổ thông chưa có nhiều kiến thức trong việc chọn mua dien thoai Hàn.

Chính vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc một vài điều cần biết trước khi quyết định tới cửa hàng và mua một chiếc điện thoại Hàn, cách kiểm tra máy trên thị trường hiện nay. Trước tiên, chúng ta đến với những điều cần biết về smartphone dán nhãn “Korea”.


Theo giới thương gia, điện thoại Hàn có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay được chia làm 4 loại:
- Hàng loại 1 là hàng brand new, full box, mới 100%. Loại này thường được bán với giá đắt nhất, nhưng xét về độ tin tưởng thì cao nhất.

- Hàng loại 2 là hàng “like new”, full box, mới 98 – 99%. Loại này được bán rẻ hơn, nhưng xét về độ tin tưởng thì vẫn chấp nhận được.

- Hàng loại 3 là hàng cũ, không hộp, không phụ kiện (thường được giới thương gia gọi là hàng cấp A). Loại này thực chất chỉ cũ hơn hàng like new 1 chút, nhưng khác ở chỗ nó được các thương gia gom máy trần về (không phụ kiện) để giảm chi phí ship hàng. Phụ kiện của máy (pin, sạc, tai nghe) thường được mua tại Việt Nam.

Việc nhập hàng loại này về sẽ giúp giảm thiểu tối đa chi phí ship hàng. Theo anh Tiêu Kim, chủ cửa hàng di động thông minh (119 Thái Thịnh, Hà Nội) thì một chiếc “like new, full box, mới 98 – 99%” sẽ mất khoảng 500.000 đồng chi phí nhập về cho một chiếc, còn “hàng cũ, không hộp, không phụ kiện” sẽ chỉ mất khoảng 130.000 đồng cho một chiếc.

Anh Tiêu Kim chia sẻ thêm: “Vì chỉ có máy trần nên nếu mua hàng loại này, tốt nhất người dùng hãy mua thêm sạc, tai nghe của Samsung tại Việt Nam. Bởi phụ kiện Samsung chính hãng có chất lượng khá tốt, có giá trị sử dụng lâu dài”.

Điều đáng nói ở đây là ranh giới giữa loại 2 và loại 3 đã được nói ở trên khá mong manh. Những “gian thương” hoàn toàn có thể dùng loại 3 (máy trần, tìm mọi nơi để “nhét” máy nên chắc chắn sẽ bị cũ) mua hộp, mua phụ kiện, đóng gói và bán nó với giá như hàng “like new”.

- Hàng loại 4 là hàng cũ, không hộp, không phụ kiện, có xước nhưng vẫn hoạt động tốt. Máy loại này thường được giới buôn gọi là “hàng cấp B).

Như vậy người đọc có thể hiểu đơn giản như sau:
- Xét về mức độ tin cậy thì hàng loại 1>hàng loại 2>hàng loại 3>hàng loại 4.
- Ranh giới giữa hàng loại 2 và hàng loại 3 rất mong manh.

Cách kiểm tra điện thoại brand new Hàn Quốc

Ở đây chúng tôi sẽ chỉ đề cập tới việc làm thế nào để kiểm tra một chiếc máy xem nó có phải hàng brand new (hàng loại 1) hay không. Bởi nếu người dùng định mua hàng like new, hay gần mới, thì dù sao nó vẫn là hàng cũ. Kiểm tra hàng cũ rất phức tạp và có nhiều thứ dù bạn tinh đến mấy cũng khó có thể nhận ra được, nên trong bài viết này chúng tôi không nói tới những thứ đó. Còn nếu bạn có ý định mua điện thoại Hàn Quốc mới 100% thì bạn nên kiểm tra nó bằng một vài cách đơn giản dưới đây:

Nhắc đến điện thoại Hàn không thể không đề cập tới SKY. Các sản phẩm Sky mới 100% nói chung là cần phải có đầy đủ: Sạc, cáp kết nối, tai nghe, 2 viên pin, cốc sạc, miếng dán màn hình và hộp đựng pin (đối với Sky 830 trở đi). Chỉ cần thiếu một trong các thành phần trên, máy đó không phải là brand new 100%.



Hàng brand new bắt buộc phải còn nguyên seal của phụ kiện (thường thì phụ kiện được bọc trong túi nilon, seal của phụ kiện chính là tem giấy dán niêm phong miệng túi). Một phụ kiện nguyên seal là tem chưa bị xé.

Người dùng cần quan sát kĩ chân pin và chân cổng sạc trên máy. Chẳng hạn trên viên pin thì chân pin không được xước, không được có dấu hiện mài mòn chân pin do cắm vào máy sử dụng lâu dài. Chân cổng sạc microUSB trên máy không được có dấu hiệu xước do cắm sạc nhiều lần.

Kiểm tra kĩ màn hình xem màu sắc hiển thị ra sao, có dấu hiệu hiển thị sai màu hay có điểm chết nào không. Hãy chắc chắn là tất cả mọi nơi trên màn hình đều nhận cảm ứng. Mỗi hãng đều có mã test màn hình khác nhau, người dùng nên biết mã test đó. Một số mã cơ bản như điện thoại Sony: *#7378423#*#*, Sky: ##7593#, Lg LTE2:3845#*160#, SAMSUNG: *#0*#.

Kiểm tra kĩ Serial Number, bởi các sản phẩm Hàn không quản lý theo IMEI nên người dùng sẽ không check ra được tình trạng máy qua mạng. Mỗi chiếc điện thoại Hàn đều có Serial Number (kí hiệu S/N trên vỏ hộp và trong thân máy hoặc không có kí hiệu gì), số Serial Number ở trong thân máy phải trùng với ngoài vỏ hộp.

Theo anh Muộn, chủ cửa hàng MSMobile (số 16 Trường Chinh, Hà Nội): “Ở một số model gần đây như Sky A850, LG LTE2, LG Optimus G đã có số IMEI in trên vỏ hộp, nên ngoài việc kiểm tra Serial Number thì người dùng cần kiểm tra cả số IMEI xem có khớp hay không. Nhưng tất nhiên khi check IMEI của những chiếc này trên internet thì vẫn không được”.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là người dùng nên tìm hiểu kỹ xem tại thị trường Việt Nam cửa hàng nào đang có uy tín, shop nào nhận được nhiều sự ủng hộ của người dùng để vào đó mua. Nếu mua hàng ở những topic bán điện thoại Hàn trên mạng, dù biết rằng có rất nhiều trang thảo luận nhưng nếu kĩ tính, bạn đọc hãy chịu khó bỏ thời gian ngồi đọc tất cả những trang thảo luận, xem có nhiều người phản ánh thái độ “không thể chấp nhận được” của cửa hàng hay không, nhiều người phản ánh chất lượng máy hay không. Nếu nhiều lời chê quá thì tốt nhất đừng mua tại đó.

Bởi rất nhiều người dùng điện thoại thương hiệu Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam, nên người dùng có thể yên tâm là có “kha khá” hướng dẫn Root máy và nhiều loại ROM khác nhau trên khắp các diễn đàn. Một số lỗi cố hữu của điện thoại Hàn như lỗi tin nhắn giới hạn 80 kí tự, lỗi nhắn tin tới tổng đài không được, lỗi sóng…đều đã được cộng đồng sử dụng smartphone Hàn Quốc sửa được.

Kết
Nhìn chung, khi đã quyết định sử dụng điện thoại Hàn Quốc là bạn phải chấp nhận những cái được/mất mà nó mang lại. Cấu hình cao, giá rẻ, thiết kế lạ là những gì bạn nhận được, nhưng bên cạnh đó là chất lượng máy, chất lượng phần mềm đi kèm vẫn có những hạn chế nhất định.


Tất nhiên, những gì trong bài viết chỉ mang tính sơ sài và tương đối. Vẫn còn rất nhiều thứ để bàn bạc về điện thoại Hàn, tuy nhiên xin hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau, chúng ta sẽ bàn về khía cạnh khác cũng như 1 vài mẫu điện thoại đáng mua. Điều quan trọng là bạn hãy trở thành người dùng thông thái, biết tự chọn cho mình một model phù hợp và tự có những quan điểm riêng khi sử dụng. Ngoài ra, cũng cần phải tỉnh táo trước những mức giá quá “shock” mà thương gia mang lại.

>> Kinh nghiệm khi mua điện thoại di động
>> Kinh nghiệm chọn mua điện thoại cũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét